5 bước chọn rèm cửa cho nhà bếp

Bước 1. Chọn loại rèm cho nhà bếp

Chọn rèm cửa cho nhà bếp – Có một số loại rèm cửa phổ biến cho nhà bếp: rèm roman, rèm cầu vồng, rèm cuốn, rèm kiểu cafe, rèm sáo…phong-bep-dai-dien

Rèm roman cho nhà bếp

Kiểu rèm với một tấm vải hoạt động với cơ chế kéo lên hoặc hạ xuống. Khi kéo lên cho phép ánh sáng đi vào trong phòng bếp. Khi đó rèm roman tạo ra các nếp gấp đồng nhất hay nếp gấp theo thiết kế mà chỉ có nửa dưới khung cửa được nâng lên. Khi hạ xuống hoàn toàn chặn sáng đi vào trong phòng. 

Rèm thiết kế gọn gàng nên không chiếm nhiều không gian nhà bếp. Với kiểu rèm này bạn có thể chọn vải với màu đơn sắc hoặc nhiều màu sắc khác nhau. 

Ưu điểm của rèm roman

Rèm đẹp và rất sáng trọng, dễ bảo trì, gọn gàng nên thích hợp cho nhà bếp nhỏ hẹp. Là sự kế hợp hoàn hảo với rèm cổ điển. Chúng cũng trông tuyệt vời với nội thất mang phong cách truyền thống và hiện đại. 

Rèm có thể thiết kế và may đo dễ dàng. Hầu hết các loại vải đều phù hợp để sản xuất chúng trừ vải ép hoặc vải quá dày. Thiết kế phù hợp với những cửa sổ hẹp hơn những cửa sổ rộng. chon-rem-phong-bep-4

Nhược điểm của rèm roman

Loại rèm với cơ chế nâng lên hạ xuống do đó các thanh đỡ hoặc thiết bị trợ lực có thể bị mòn. Khi giặt cũng phải tháo cả các thanh đỡ, làm phức tạp vấn đề. 

Một nhược điểm nữa là nếu cạnh trên của cửa quá gần hay quá hẹp cũng không hợp với loại rèm này. Rèm không cho phép mở ra hai bên vì sử dụng 1 tấm. 

 

Rèm cuốn cho nhà bếp

 

Là loại rèm được cấu tạo đơn giản với một tấm vải được cuộn gọn vào thanh cuộn. Do cấu tạo đơn giản nên việc sử dụng cũng rất dễ dàng. Với nhiều cửa sổ nhà bếp thì rèm cuốn là một sự lựa chọn tuyệt vời. Chúng có thể gắn trên tường hoặc trực tiếp lên các cánh cửa sổ.

Ưu điểm của rèm cuốn

Thiết kế rèm thật sự gọn gàng và dễ dàng sử dụng. Do đó chúng phù hợp với nhiều không gian nội thất, đặc biệt là phong cách hiện đại. Rèm không chiếm nhiều không gian nên chúng thích hợp cho nhà bếp nhỏ. chon-rem-phong-bep-7

Rèm có khả năng cản nắng hoàn toàn 100%, dễ lau chùi và giá thành rẻ hơn nhiều kiểu rèm khác. Một ưu điểm nữa là rèm có thể điều chỉnh độc lập với kích thước cửa sổ không chuẩn. Rèm có tuổi thọ cao, khả năng cản nhiệt tốt và dễ dàng vệ sinh. 

Nhược điểm của rèm cuốn

Với cấu tạo của những tấm rèm là vải phủ nhựa nên việc vệ sinh hoàn toàn bằng tay, chúng không thể được giặt bằng máy. 

Lời khuyên: Khi chọn rèm cuốn cho nhà bếp, chắc chắn chúng sẽ hòa quyện với các đồ nội thất. Chúng thích hợp nhất trong nhà bếp hiện đại. Trong nội thất truyền thống tốt nhất là kết hợp chúng với với vải voan hoặc một số loại rèm phù hợp khác. Bạn cũng không nên lựa chọn rèm cuốn tối màu. Màu tối tạo không khí ảm đạm và những bụi bẩn dễ thấy trên chúng.

Rèm cầu vồng cho nhà bếp

 

Rèm cầu vồng là loại rèm được nhiều người ưa thích và sử dụng. Chọn rèm cửa cho nhà bếp với thiết kế tối ưu cho không gian riêng tư và mang tới sự hiện đại, sang trọng. Cấu tạo bởi hai lớp gồm một lớp vải xen kẻ đều đặn với một lớp lưới bền chắc. 

Ưu điểm của rèm cầu vồng

Thiết kế hiện đại, sang trọng và độc đáo. Lớp vải dày dệt tổng hợp cao cấp có tác dụng chống nắng 100%. Ngoài ra còn có tác dụng chắc các tia cực tím. Lớp lưới có bền chắc và đàn hồi cao, chống đứt gãy. Lớp lưới cũng dễ dàng chống côn trùng.chon-rem-phong-bep-9

Rèm được thiết kế độc đáo với lớp lưới xen kẻ với lớp vải nên khả năng điều chỉnh ánh sáng dễ dàng. Lớp lưới cũng có thể cản nắng và không khí có thể đi qua tạo cảm giác thoáng mát. Khả năng hạn chế bám bụi và an toàn tuyệt đối với người sử dụng.  

Nhược điểm của rèm cầu vồng

Với cấu tạo đặc biệt giữa lớp vải, lớp lưới và những thanh đỡ hiện đại nên có giá thành cao hơn một số loại rèm khác. 

Kiểu rèm cũng hạn chế sử dụng cho những không gian sang trọng như các loại biệt thự. 

Rèm sáo cho nhà bếp

 

Rèm sáo gỗ được ưa chuộng trong phòng khách, phòng làm việc và cả nhà bếp. Được cấu tạo từ các thanh gỗ rộng từ 2.5 đến 5cm đan xếp chống lên nhau có thể xoay lật 180 độ. Điều này giúp điều chỉnh ánh sáng vào nhà bếp dễ dàng mà vẫn có sự riêng tư ở một góc độ phù hợp. Thường được thiết kế theo phong cách thiên nhiên, giúp bạn có cảm giác thoải mái thư giản mà không làm mất đi sự sang trọng lịch sự. rem-sao-go

Ưu điểm của rèm sáo gỗ nhà bếp

Có thể nâng lên trên tạo tầm nhìn thoáng hoặc có thể hạ xuống hoàn toàn chắn hoàn toàn ánh sáng vào nhà bếp. Chúng cũng có thể xoay lật 180 độ để điều chỉnh ánh sáng linh hoạt. Cũng là mẫu rèm gọn gàng trên những ô cửa mà không chiếm nhiều diện tích không gian nhà bếp. 

Rèm được cấu tạo từ gỗ tự nhiên nên thân thiệt với môi trường cũng như người sử dụng. Nó có độ bền cao, giảm thiểu bám bụi và việc vệ sinh cũng dễ dàng. 

Nhược điểm của rèm sáo gỗ nhà bếp

Do được cấu tạo từ gỗ nên nếu việc xử lý gỗ không tốt có thể dễ bị mối mọt ăn mòn. Chúng cũng là loại rèm có giá thành thuộc loại cao nhất trong các loại rèm. 

Rèm cửa cà phê cho nhà bếp

 

chon-rem-phong-bep-5Rèm cà phê là loại rèm ngắn không kéo dài xuống thấp hơn bệ cửa sổ. Được gắn lên thanh treo trên khung cửa. 

Ưu điểm rèm cà phê

Chúng trông rất thoải mái do có kích thước nhỏ và dễ dàng làm sạch. Chúng cũng không che giấu không gian bên trong. Rèm có thể được may độc lập. Đặc biệt mát mẻ, những kiểu rèm này thường được kết hợp với kiểu diềm. 

Nhược điểm rèm cà phê

Không phù hợp với không gian và nội thất hiện đại. 

Bước 2. Chọn màu sắc và hoa văn cho rèm nhà bếp

Mẹo giúp bạn chọn màu sắc phù hợp cho rèm nhà bếp

Chọn rèm cửa cho nhà bếp thông thường sao cho hợp với sơn tường, tông màu của mặt tiền nhà bếp hay nội thất trong nhà bếp của bạn. chon-rem-phong-bep-2

Màu sắc phổ biến nhất của rèm cho những nhà bếp là màu trắng. Nếu bếp nhà bạn không đủ lượng ánh sáng đi vào, hãy chọn rèm màu ấm. Ví dụ như màu kem hoặc màu vàng. 

Mẹo để chọn hoa văn trên rèm nhà bếp

Các hoa văn trên rèm có thể khác với giấy dán tường, sàn, đồ trang trí tường hoặc các đồ nội thất trong bếp. Nếu một không gian đồng bộ quá mức sẽ cho thấy sự đơn điệu. Do đó đối với nhà bếp nhỏ, tốt hơn là chọn mẫu rèm có nhiều mẫu riêng biệt. 

Nếu trần nhà bếp quá thấp hãy chọn rèm theo dải dọc hoặc có hoa văn theo chiều thẳng. Sử dụng những nếp gấp mịn và trong suốt cho rèm. 

Nếu nhà bêp của bạn nhỏ và hẹp, nên sử dụng loại rèm roman với tấm vải sọc ngang. Điều đó giúp căn phòng có cảm giác rộng hơn. 

Đối với nhà bếp mang phong các cổ điển, nên sử dụng những mẫu rèm có in hình truyền thống. 

Bước 3. Xác định đúng kích thước chọn rèm cửa cho nhà bếp

Chiều dài và rộng của rèm nhà bếp có thể khác nhau: 

  Rất ngắn khi tấm vải bị thiếu khoảng 1cm dưới ngưỡng của cửa sổ. Độ dài này sẽ phù hợp cho những ô cửa cho quán bar. 

  Ngắn khi tấm vải được treo khoảng 10cm dưới ngưỡng của cửa sổ. Chiều dài này thường phù hợp với những nhà bếp nhỏ. 

  Dài khi tấm vải phủ xuống cách mặt đất khoảng 1cm hoặc trạm hẳn. Với chiều dài này thường phù hợp với những nhà bếp lớn và trang trí cho những cửa sổ đi ra ngoài ban công. 

  Dài cách mặt đất khoảng 10cm phù hợp để trang trí cửa sổ nhà bếp có phong cách cổ điển. 

Về độ rộng của rèm chúng tôi khuyên nên để phủ hai bên bức tường từ 20cm đến 25cm. 

Bước 4. Chọn chất liệu cho rèm nhà bếp

Vải cotton, vải lanh, vải dệt phủ nhựa polyester, gỗ, nhựa giả gỗ hay các loại vải pha trộn với sợi tự nhiên và sợi tổng hợp. Tất cả đều phù hợp với rèm nhà bếp. Nhưng chúng tôi không khuyến khích sử dụng lụa và len, hai chất liệu này quá mềm mại và chỉ thích hợp sử dụng cho phòng ăn. 

Vải lanh là chất liệu tuyệt vời cho rèm nhà bếp vì nó bền, nhẹ, có cấu trúc đẹp. Chúng cũng có thể giặt thường xuyên bằng máy và hạn chế phai màu. Tuy nhiên nhược điểm của nó là dễ nhàu và đắt tiền. 

Vải dệt phủ nhựa polyester không đắt tiền, không nhăn và không bị phai dưới tác động của ánh nắng mặt trời. Nhưng có những loại có thể dễ bám bụi và mất đi vẻ đẹp tự nhiên. 

Bước 5. Chọn thanh treo cho rèm nhà bếp

Khi chọn rèm cửa cho nhà bếp các thanh treo cũng quan trọng như chính rèm. Bởi nó tạo sự tin tưởng cho toàn bộ cấu trúc và vẻ đẹp của sự thiết kế phụ thuộc vào nó. 

Chiều dài của các thanh treo thường phải lớn hơn 20 – 30% so với chiều rộng của cửa sổ. Nếu bạn cần mở rộng những rèm qua khỏi cửa sổ thì thanh treo có thể dài hơn. Ngược lại nếu cửa sổ quá rộng, chiều dài của thanh treo có thể gần bằng chiều rộng của cửa sổ. 

Các thanh treo tốt không bị uốn cong bởi trọng lượng của rèm cần có sự tính toán trọng lượng rèm và số lượng các điểm treo hỗ trợ. Rèm càng nặng thì thanh treo càng phải có độ chịu lực cao và dễ dàng để rèm trượt trên nó. 

Màu sắc của thanh treo cũng phải phù hợp với sự tổng thể của rèm và không gian nhà bếp. Các thanh treo gỗ phù hợp cho những nhà bếp theo kiểu mộc mạc. Kim loại khuyến khách cho không gian thanh lịch, hiện đại. Đối với nhà bếp trang trí theo phong các hiện đại phù hợp khi sử dụng rèm treo khoen. Một số cửa sổ không chuẩn như vòm, góc cần chọn một thanh treo nhựa hoặc nhôm đặc biệt. 

Công ty TNHH SX – TM Nội Thất Mỹ Hưng Gia

Địa chỉ: 90 Đường 32, P. Bình Trị Đông B, Q. Bình Tân, Tp.Hcm

Hotline: 0918 522 788

Hỗ trợ kỹ thuật: 0908 849 579

Website: http://myhunggia.com

Email: myhunggia@gmail.com